Nói không với cầu thủ nhập tịch, đội tuyển Việt Nam có thể bị tụt lại?

Có lẽ với bất kỳ người nào thường xuyên theo dõi những giải bóng đá trong khu vực gần đây đều nhận ra một điều: các quốc gia gần như đang ồ ạt nhập tịch cầu thủ để phục vụ cho Đội tuyển quốc gia. Trái với xu hướng đang diễn ra một cách ồ ạt đó, Đội tuyển Việt Nam gần như nói không với việc nhập tịch cầu thủ. Từ việc dẫn đầu khu vực, chúng ta đang có những dấu hiệu bị bắt kịp và thậm chí còn bị tụt lại phía sau. Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây của Socolive nhé.

Lịch sử dùng những cầu thủ nhập tịch của đội tuyển Việt Nam

Việc sử dụng những cầu thủ nhập tịch với mong muốn nâng cao thành tích cho đội tuyển không phải là một việc làm mới. Đội tuyển Việt Nam đã từng thực hiện theo phương pháp này.

Cụ thể hơn từ những năm 2008, Việt Nam đã bắt đầu cho gọi lên tuyển những cầu thủ nhập tịch.Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La cho đến Huỳnh Kesley đều là những cầu thủ có ngoại hình và thể chất Châu Âu, họ đã được trao cơ hội lên tuyển. Tuy nhiên, những gì họ thể hiện không có gì nhiều và dần dần mất suất lên Đội tuyển Việt Nam.

Kể từ thời điểm đó đến nay, gần như không có một cầu thủ nhập tịch nào thể hiện được và dành được suất đá chính trên tuyển Việt Nam trừ Đăng Văn Lâm. Thủ thành mang 2 dòng máu Việt Nga là người đã được trao cơ hội và dần thể hiện được sự chắc chắn của mình trong từng trận thi đấu. 

cầu thủ nhập tịch Việt Nam, cầu thủ Việt Nam, đội tuyển Việt Nam, tin thể thao, bóng đá Việt Nam, Socolive
Việt kiều Andrej Nguyễn An Khánh từng được chọn nhưng sau đó lại bị loại

Hiện nay, cũng có rất nhiều cầu thủ nhập tịch khác thể hiện mong muốn cống hiến cho Đội tuyển Việt Nam nhưng vẫn chưa được trao cơ hội hay vẫn chưa được tạo điều kiện để nhập tịch Việt Nam một cách nhanh chóng. Đây đều là những người được đánh giá là có trình độ chuyên môn cao.

Xem thêm:

Lý do Đội tuyển Việt Nam gần như không sử dụng cầu thủ nhập tịch

Chắc chắn lý do những cầu thủ nhập tịch không được gọi lên Đội tuyển Việt Nam không đơn giản chỉ vì một số những cầu thủ nhập tịch được gọi lên trước đó không thể hiện được mình. Về vấn đề này thì Chủ tịch liên đoàn bóng đá Việt Nam đã từng chia sẻ rất cụ thể: “Mục tiêu của chúng tôi là phải xây dựng một đội tuyển quốc gia mang đậm bản sắc, các cầu thủ phải đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn. Câu chuyện bản sắc gồm rất nhiều vấn đề khác nhau như văn hóa, ngôn ngữ và nhiều yếu tố khác”.

Ông Park Hang Seo, người từng có thời gian làm HLV trưởng Đội tuyển Việt Nam cũng từng chia sẻ: “Bóng đá là bộ môn thể thao mang tính tập thể, nên khi đưa cầu thủ nhập tịch về thì chúng ta phải xem thử cầu thủ đó có hòa nhập được với văn hóa Việt Nam hay không. Chính vì vậy, chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.”

cầu thủ nhập tịch Việt Nam, cầu thủ Việt Nam, đội tuyển Việt Nam, tin thể thao, bóng đá Việt Nam, Socolive
Đội tuyển Việt Nam gần như không có cầu thủ nhập tịch

Như vậy, Việt Nam không chỉ đặt ra những yêu cầu về mặt chuyên môn mà còn đặt ra nhiều yêu cầu khác nữa về ngôn ngữ, khả năng hòa nhập hay văn hóa. Rất ít những cầu thủ nhập tịch có thể đáp ứng được những yêu cầu này.

Một số quốc gia khác đang thành công với việc nhập tịch cầu thủ

Trái ngược với Việt Nam, Indonesia hay Malaysia vẫn đang ồ ạt nhập tịch cầu thủ. Tính đến nay, việc làm này đã có tác dụng khi họ đã đạt được những thành công lớn nhờ chính sách nhập tịch này.

Với Indonesia, trận hòa giữa hai đội Kyrgyzstan với Oman đã giúp cho đội tuyển này có chiến tích lịch sử lần đầu vượt qua vòng bảng Asian Cup. Những cầu thủ nhập tịch từ các nước như: Ghana, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh đều góp phần tạo nên chiến tích đó. Trước đó họ cũng là đội vô địch Asean Cup nhờ vào những cầu thủ có thể hình, thể lực Châu Âu.

Với Malaysia, họ tuy không thể vượt qua vòng bảng như Indo nhưng họ đã tạo ra một chiến tích lịch sử khi cầm hòa Hàn Quốc 3-3 trước khi ngẩng cao đầu rời giải. Trong đó, trung phong là gốc Colombia, Romel Morales, trong vai người hùng của đội tuyển Malaysia. Không lâu sau khi vào sân, ở những phút bù giờ của hiệp hai Romel Morales ghi bàn giúp đội nhà gỡ hòa 3-3 trước Hàn Quốc.

Nhập tịch cầu thủ liệu cho nên là hướng đi mới cho Việt Nam?

Có lẽ thời thế đã thay đổi và Đội tuyển Việt Nam không nên quá cứng nhắc với việc nhập tịch cầu thủ. Nếu chỉ hoàn toàn dựa vào những cầu thủ gốc Việt rất khó để Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước láng giềng trong tương lai.

Đặc biệt là khi bóng đá Việt Nam đang sở hữu một nguồn lực các cầu thủ Việt kiều rất dồi dào trên khắp thế giới. Ngoài ra, những ngôi sao nhập tịch chất lượng cao đang thi đấu tại V League cũng nhiều lần đánh tiếng mong muốn cống hiến cho đội tuyển Việt Nam. Hãy nhìn cách mà Indo và Malaysia đang thực hiện, có lẽ chúng ta nên bắt đầu học tập theo chính sách này để đảm bảo cho tương lai của đội tuyển.

Kết Luận

Hiện nay những quốc gia thực hiện chính sách nhập tịch đang dần gặt hái được những thành công rất lớn. Trái lại, bóng đá Việt Nam trong thời gian gần đây đang dần thể hiện sự sa sút đáng báo động. Liệu Đội tuyển Việt Nam có nên thực hiện chính sách nhập tịch nhanh chóng vào thời điểm hiện nay?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *